NHẬP TỈNH, NHÌN LẠI ....
Ngày đăng: 26/03/2025 09:24
Số điện thoại
Ngày đăng: 26/03/2025 09:24
Theo báo cáo về tình hình địa giới hành chính nước ta trong Tờ trình số 51/BCSĐ Ban Cán sự Đảng Chính phủ ngày 24/8/1995, trước ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố, đặc khu, còn miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Tổng cộng là 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cả nước.
Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, đã có thời điểm giảm từ 72 xuống còn 38 tỉnh, thành.
Tháng 12/1975 , Quốc hội khóa V đã thông qua nghị quyết về việc bãi bỏ cấp khu và tiến hành hợp nhất các đơn vị hành chính, thực hiện sáp nhập một loạt các tỉnh thuộc miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Năm 1976 , quá trình sáp nhập tiếp tục được thực hiện ở diện rộng từ Bắc Trung Bộ đến các tỉnh Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau các cuộc sáp nhập này, cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, tỉnh Cao Bằng sáp nhập với Lạng Sơn thành Cao Lạng. Tuyên Quang sáp nhập với Hà Giang thành Hà Tuyên. Hòa Bình sáp nhập với Hà Tây thành Hà Sơn Bình. Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành Hà Nam Ninh. Ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ sáp nhập thành Hoàng Liên Sơn.
Ngoài ra, miền Bắc còn có tỉnh Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú và hai thành phố trực thuộc Trung ương Hà Nội, Hải Phòng.
Ở miền Trung, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáp nhập thành Nghệ Tĩnh. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên.
Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và TP Đà Nẵng sáp nhập thành Quảng Nam - Đà Nẵng. Quảng Ngãi sáp nhập với Bình Định thành Nghĩa Bình. Phú Yên và Khánh Hòa sáp nhập thành Phú Khánh. Ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy sáp nhập thành Thuận Hải.
Kon Tum và Gia Lai sáp nhập thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Các tỉnh Thanh Hóa, Đăk Lăk, Lâm Đồng giữ nguyên từ trước đó.
Ở Nam Bộ, năm 1976, Quốc hội đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trực thuộc trung ương.
Ba tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long sáp nhập thành tỉnh Sông Bé. Tỉnh Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa-Long Khánh sáp nhập thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Đồng Tháp thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong.
Tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc sáp nhập thành An Giang. Tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho sáp nhập thành tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Hậu Giang thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện. Tỉnh Kiên Giang tái lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc của tỉnh Long Châu Hà trước đó.
Tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập thành Cửu Long. Bạc Liêu và Cà Mau sáp nhập thành Minh Hải. Ngoài ra, tỉnh Kiến Hòa đổi tên thành Bến Tre. Nam Bộ còn có tỉnh Tây Ninh và Long An.
Như vậy, đến năm 1976, tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam có 38, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố trung ương. Ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
35 tỉnh gồm Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú; Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Gia Lai-Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải.
(ST)
13/01/2022 11:25:53
21/12/2021 14:34:20
09/11/2021 10:40:20
09/11/2021 10:35:40
Hôm nay: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0